MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7- NĂM HỌC: 2024-2025 ( Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | 1 | Đọc hiểu | - Thơ năm chữ - Tùy bút và tản văn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | | 60 | 2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người và sự vật. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 | Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | Tỉ lệ chung | 60% | 40% | *Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7- NĂM HỌC: 2024-2025 ( Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | | 1. | Đọc hiểu | - Thơ năm chữ | Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. | 3TN | 5TN | 2TL | | | | - Tùy bút và tản văn | Nhận biết: - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. | | | | | 2 | Viết | Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc và sự vật. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về con người: thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người; nêu được vai trò của người đó đối với bản thân. | 1* | 1* | 1* | 1TL* | Tổng | | 3 TN | 5TN | 2 TL | 1 TL | | Tỉ lệ % | | 20 | 40 | 30 | 10 | | Tỉ lệ chung (%) | | 60 | 40 | | | | | | | | | | | | | | | *Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. UBND HUYỆN CÁT HẢI TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI  | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2024-2025 | MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: HOA MÓNG RỒNG Tháng tư lại về với nắng mới vàng tươi rực rỡ. Khắp phố phường, sắc xanh non mỡ màng của lá bàng, lá sấu, bằng lăng làm bừng sáng cả không gian. Chầm chậm đạp xe trên phố, chợt thoảng thơm trong gió một làn hương ngọt ngào, khiến lòng nôn nao khó tả. Ghé vào gánh hàng hoa quen thuộc của bà lão ngồi dưới tán bàng đầu con phố nhỏ, tôi nhận ra ngay những bông hoa móng rồng đầu mùa vàng rộm nổi bật trên nền xanh mướt của lá chuối tươi. Bà lão mỉm cười hồn hậu nhìn tôi ôm cả gói hoa lên hít hà và nhẹ nhàng đặt vào giỏ xe với biết bao nâng niu, trìu mến. Mỗi mùa hoa là một lần bà nội tôi phải ngồi phân xử đúng sai cho bọn trẻ, bởi đứa thì bảo hoa móng rồng thơm mùi chuối tiêu trứng cuốc, đứa lại bảo thơm mùi mít chín. Tôi thì đứng ngay dưới gốc cây, nhắm tịt cả hai mắt lại hít lấy hít để rồi bảo giống mùi vani của thứ bánh kẹo trên phố tôi đã từng ăn. Cuộc tranh cãi chỉ đến hồi kết khi bà sai chúng tôi vin những cành cây mềm mại rủ xuống, nhẹ nhàng hái hoa cho vào rổ. [...] Bao năm rồi, bà tôi giờ không còn nữa. Hoa móng rồng vẫn nở thơm vườn nhà mỗi độ giao mùa. Chúng tôi ngày càng xa quê, nhưng màu hoa ấy, làn hương ấy luôn là một phần thẳm sâu trong nỗi nhớ quê hương. Để mỗi tháng tư về, tôi lại tìm đến gánh hàng của bà lão vừa từ làng hoa bên kia sông qua chuyến đò sớm sang phố, mang chút hồn quê thảo thơm đến với mọi người. (Lam Hồng, http://www.baonamdinh.vn/channel/5087/201504/hoa-mong-rong-2407458/) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Nghị luận văn học B. Tản văn và tùy bút C. Nghị luận xã hội D. Thơ trữ tình Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 3. Đối tượng chính được đề cập đến trong văn bản trên là? A. Hoa móng rồng B. Bọn trẻ C. Bà tôi D. Bà lão bán hàng Câu 4. Trong văn bản, điều gì khiến người viết thấy “lòng nôn nao khó tả”? A. nắng mới vàng tươi rực rỡ lại về mỗi dịp tháng tư B. sắc xanh non mỡ màng của lá bàng, lá sấu, bằng lăng C. thoảng thơm trong gió một làn hương ngọt ngào D. thương nhớ đến người bà nội và kí ức tuổi thơ Câu 5. Hương hoa móng rồng được cảm nhận như thế nào? A. Giống mùi mít chín B. Giống mùi chuối tiêu trứng quốc C. Giống hương vani của bánh kẹo D. Ngọt ngào tùy cảm nhận mỗi người Câu 6. Trong câu văn “Hoa móng rồng vẫn nở thơm vườn nhà mỗi độ giao mùa” có những phó từ nào? A. Hoa, vườn B. Vẫn, mỗi C. Nở, thơm D. Hoa, mùa Câu 7. Nội dung đoạn trích được viết theo trình tự nào sau đây? A. Từ quá khứ đến hiện tại B. Từ hiện tại ngược về quá khứ C. Theo mạch cảm xúc D. Không có trình tự Câu 8. Ý nào không đúng khi nói về nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản trên? A. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh có sức gợi cảm cao, ngôn ngữ cô đọng. B. Kết hợp hiệu quả các phương thức biểu đạt, trình bày nội dung mạch lạc. C. Giọng văn chậm rãi, thủ thỉ, tâm tình, cảm xúc say mê theo dòng hồi tưởng. D. Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm. Câu 9. Nhận xét của em về tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản? Câu 10. Từ tinh thần văn bản, chia sẻ cảm xúc của em về loài hoa hoặc loài cây mà em ấn tượng nhất? II. VIẾT (4,0 điểm) Cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều điều tuyệt vời. Được sinh ra trong cuộc đời đã là một niềm hạnh phúc, nhất là khi bên cạnh ta có những người luôn yêu thương và dõi theo ta trên mọi nẻo đường. Em hãy viết bài văn biểu cảm về người thân yêu nhất. - HẾT - Người duyệt đề | Cát Hải, ngày ... tháng 12 năm 2024 Người ra đề Nguyễn Minh Anh | XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I | Câu | Nội dung | Điểm | ĐỌC HIỂU | 6,0 | 1 | B | 0,5 | 2 | B | 0,5 | 3 | A | 0,5 | 4 | C | 0,5 | 5 | D | 0,5 | 6 | B | 0,5 | 7 | C | 0,5 | 8 | A | 0,5 | 9 | Nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong văn bản: Gợi ý: - Hoa móng rồng luôn là một phần thẳm sâu trong nỗi nhớ quê hương, gắn với hình ảnh người bà hiền hậu, với kỉ niệm ấu thơ, là chút hồn quê thảo thơm. - Tác giả là người luôn trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp gần gũi và bình dị, có tình yêu sâu nặng đối với cảnh vật, con người, đối với quê hương. *Lưu ý: - Học sinh trả lời được một nội dung trong số các nội dung nhận xét trên: cho 0,5 điểm. - Học sinh có thể có cách diễn đạt riêng hoặc đưa ra những nhận xét khác: giám khảo linh động chấm điểm dựa trên sự hợp lý, thuyết phục của câu trả lời. | 1,0 | 10 | HS có thể trình bày bài theo cảm nhận riêng, song cần phù hợp với tinh thần văn bản, chuẩn mực đạo đức và đảm bảo một số ý cơ bản: Gợi ý: - Trình bày được đặc điểm của loài cây, loài hoa. - Ý nghĩa của loài cây, loài hoa đối với bản thân và với mọi người. - Tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với loài cây hoặc loài hoa. | 1,0 | Phần II | VIẾT | 4,0 | a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm | 0,25 | b. Xác định đúng yêu cầu của đề: biểu cảm về người thân yêu nhất | 0,25 | c. Triển khai hợp lý nội dung bài văn: biểu cảm về người thân yêu nhất HS có thể triển khai nội dung biểu cảm theo nhiều cách khác nhau song cần kết hợp hiệu quả các yếu tố miêu tả, tự sự phù hợp; đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu người thân yêu nhất mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ; bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người đó. - Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người thân yêu nhất. - Nêu ấn tượng về người thân yêu nhất. - Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân yêu nhất được nói tới. | 3,0 | d. Chính tả, dùng từ, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. | 0,25 | e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc đối với đối tượng biểu cảm… | 0,25 | | |